Phỏng vấn qua điện thoại là một trong những bước đầu tiên được các nhà tuyển dụng sử dụng để phỏng vấn và lọc ứng viên, đặc biệt với các công việc làm từ xa. Để ‘ghi điểm’ với các nhà tuyển dụng qua điện thoại, chúng tôi có 5 gợi ý bạn có thể quan tâm để buổi phỏng vấn trở nên hiệu quả và thành công hơn. 1. Chuẩn bị sẵn sàng CV vàbảng mô tả công việc trước mặt khi đang phỏng vấnLàm như vậy bạn sẽ luôn nhớ được nội dung trọng tâm của cuộc phỏng vấn và luôn cung cấp các chỉ dẫn gợi ý để bạn có thể nắm được thông tin trong trường hợp quá lo lắng đến nỗi quên mất bản thân đang phỏng vấn cho vị trí nào và nhiệm vụ là gì. 2. Khoanh tròn ‘từ khóa’ quan trọng trong bảng mô tả công việcKỹ năng nào mà công ty đang yêu cầu? Nếu đánh dấu các điểm mô tả công việc như vậy, bạn sẽ tập trung xoay quanh các kỹ năng đó và dùng chúng để giải thích lý do bạn là người thích hợp nhất cho vị trí mà nhà tuyển dụng yêu cầu.3. Lập danh sách các thành thích trong sự nghiệp của bản thân có liên quan đến các điểm mô tả công việcNếu viết sẵn danh sách này trước khi nhận cuộc gọi, bạn sẽ không đi lạc đề hoặc vấp váp khi trình bày lý do vì sao bạn phù hợp nhất cho vai trò đó. Bạn có thể vừa tham khảo vừa trả lời người phỏng vấn để làm nổi bật những kinh nghiệm có liên quan đến công việc.4. Ghi lại các câu hỏi của người phỏng vấnặc biệt là khi câu hỏi đó quá dài, chắc chắn chẳng ai muốn trả lời nửa chừng rồi quên mất vấn đề được hỏi. Hãy viết một vài từ khóa để nhắc mình về nội dung câu hỏi và không bị lạc đề khi nói.5. Luôn nhớ phép lịch sự tối thiểu khi nói chuyện điện thoạiHãy nói rõ ràng và để miệng sát điện thoại để người phỏng vấn có thể nghe rõ từng câu cũng như tiếng cười của bạn. Một tiếng cười nhẹ cũng có thể nghe được trên điện thoại đấy. Nếu phỏng vấn trên điện thoại di động, bạn phải cập nhật kịp thời kế hoạch của mình cũng như dành đủ thời gian cho cuộc phỏng vấn và hãy tìm một nơi riêng tư để nói chuyện.Nếu mọi thứ bạn cần đều có trước mặt, bạn sẽ ‘ghi điểm’ với người phỏng vấn dễ dàng hơn. Một điểm khác cần lưu ý, hãy luôn bày tỏ hết sự tôn trọng và nhiệt huyết với người tuyển dụng như khi đang gặp mặt trực tiếp.
-
5 Gợi Ý Để Ghi Điểm Khi Phỏng Vấn Qua Điện Thoại
06/03/2020 -
5 Điều Không Nên Nói Khi Phỏng Vấn Xin Việc
28/10/2019 Những gì bạn không nên nói trong một buổi phỏng vấn cũng quan trọng không kém những gì bạn nên nói. Hãy tham khảo các gợi ý sau đây để đảm bảo bạn nổi bật một cách tích cực nhé.Trong một buổi phỏng vấn, những gì bạn không nói với một nhà tuyển dụng tiềm năng cũng sẽ có ảnh hưởng lớn đến tương lai của bạn giống như những gì bạn nói ra. Hãy lưu ý để tránh những lỗi thường gặp trong buổi phỏng vấn của bạn.“Tôi không biết nhiều về công ty của Anh/Chị, công ty của Anh/Chị làm gì?”Hãy dành thời gian nghiên cứu trước để bạn có thể hỏi những câu hỏi khôn ngoan khi phỏng vấn. Điều đó sẽ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người có sự chuẩn bị tốt và chủ động. Nếu bạn thật sự lưu ý điều này, bạn sẽ thể hiện bản thân là một nhân viên tốt hơn và có khả năng được tuyển dụng cao hơn. Ngoài ra, tìm hiểu về công ty trước khi bạn tham dự buổi phỏng vấn sẽ thể hiện bạn có sự chủ động.Bất kì điều gì tiêu cực về sếp cũ hoặc công việc trước đây.Nếu bạn luôn miệng chỉ trích nhà tuyển dụng trước, người phỏng vấn sẽ nghi ngờ những gì bạn sẽ nói về công ty của họ khi bạn rời đi. Nếu những gì bạn nói là sự thật đi chăng nữa thì hãy làm cho nó trở nên tích cực hơn hoặc ít nhất hãy giữ cho giọng nói bình thường trong buổi phỏng vấn. Hãy tìm cách biến những ấn tượng xấu trong công việc trước đây trở nên tích cực hơn trong buổi phỏng vấn hoặc chỉ trả lời đơn giản là vị trí mới phù hợp hơn với mục tiêu nghề nghiệp của bạn hơn hoặc mang đến cơ hội tốt hơn.“Thông tin đó có trong hồ sơ tìm việc của tôi”Khi người phỏng vấn hỏi về những kinh nghiệm đã có ghi trong hồ sơ tìm việc của bạn, họ muốn bạn giải thích thêm về nó. Sẽ thật khiếm nhã nếu bạn nói “Thông tin đó có trong hồ sơ tìm việc của tôi”, thay vào đó hãy kể chi tiết về công việc mà nhà tuyển dung đang đề cập đến. Hãy nói về những gì bạn đã làm, bạn làm nó như thế nào, và ảnh hưởng công việc trước đây của bạn đối với công ty đó. Càng có nhiều dẫn chứng và ví dụ thực tế, bạn càng có nhiều khả năng nhận được việc.“Điểm yếu duy nhất trong công việc là tôi quan tâm quá nhiều.”Mọi người đều có điểm yếu, do đó nhà tuyển dụng tiềm năng cũng không cho rằng bạn là người hoàn hảo. Khi đưa ra câu hỏi như vậy, nhà tuyển dụng muốn đánh giá mức độ nhận thức bản thân và khả năng giải quyết vấn đề của bạn. Bạn sẽ gây ấn tương với nhà tuyển dụng nếu bạn chân thật về những gì đang làm và liêt kê những bước tiếp theo bạn dự định làm để cải thiện bản thân. Hãy biến điểm yếu của bản thân trở nên tích cực, nhưng đừng khoa trương về nó.“Tôi là một người có suy nghĩ sáng tạo.”Đây là một câu nói sáo rỗng. Thậm chí nếu điều đó thực sự đúng đi chăng nữa thì việc nói như vậy sẽ khiến bạn trông nhàm chán và thiếu sáng tạo. Người phỏng vấn đang tìm những yếu tố làm bạn nổi bật hơn so với những ứng viên khác. Để tránh việc nói ra những câu nói sáo rỗng như vậy khi phỏng vấn, bạn nên tuân thủ nguyên tắc: “Đừng nói suông, hãy chứng minh bằng những ví dụ thực tế về thành tích đạt được trong công việc.” Bài viết do Right Management thực hiện , www.rightmanagement.sg, một thương hiệu tư vấn nhân sự hàng đầu thuộc ManpowerGroup.
-
Tiếp Tục Sau Phỏng Vấn
01/10/2019 Tiến gần hơn với cơ hội nhận việcCác lá thư hậu phỏng vấn ngày nay không chỉ dừng lại ở việc cảm ơn. Hãy xem đây là một quy trình giúp bạn giữ liên lạc với nhà tuyển dụng tiềm năng. Thông qua việc tiếp tục giữ liên lạc này, bạn sẽ có được nhiều cơ hội để mô tả về thế mạnh và giá trị của mình đối với công ty.“Đừng quên thực hiện bước tiếp theo và theo đuổi cơ hội công việc.”Thư hậu phỏng vấnBước đầu tiên là một bức thư hậu phỏng vấn, hãy gửi bức thư này trong vòng từ 24 đến 48 giờ sau khi phỏng vấn. Hãy gửi thư cho riêng từng người phỏng vấn bạn. Bạn có thể dùng cùng một nội dung, nhưng hãy cá nhân hóa cho từng đối tượng. Gửi đến từng người với tên và chức danh của họ. Hãy dùng cách thức – thư điện tử hay thư viết tay – tùy theo bạn thấy phù hợp với công ty đó. Nếu dùng thư viết tay, hãy chọn loại giấy và bì thư chất lượng cao.Một số gợi ý giúp bạn gây chú ý với người đọc trong thông điệp của mình:Bắt đầu bằng việc cảm ơn người phỏng vấn vì thời gian của họ.Đề cập lại những điểm quan trọng trong cuộc nói chuyện để họ tập trung vào cuộc phỏng vấn vừa rồi và cho thấy rằng bạn rất quan tâm.Tóm tắt lại thế mạnh, kỹ năng và cách bạn có thể tạo ra giá trị cho công ty.Hãy thể hiện nhiệt huyết của bạn đối với công ty và mong muốn nhận được công việc đó.Hãy yêu cầu được nhận việc nếu cảm thấy phù hợp.Hãy viết thư ngắn gọn, lạc quan và tất nhiên là không có lỗi chính tả hay ngữ pháp.Những bước tiếp theoNếu bạn cung cấp thông tin về đối tượng mà người phỏng vấn có thể tham khảo, hãy thông báo cho họ về việc người phỏng vấn sẽ gọi điện tham khảo họ. Sau 10 ngày, hãy gọi lại cho người phỏng vấn và hỏi xem quy trình của họ đến đâu, và xem bạn có thể cung cấp thêm thông tin gì hay không. Hãy dùng cơ hội này để nhắc người phỏng vấn về giá trị hoặc thế mạnh độc đáo mà bạn có thể đem lại cho công việc.Nếu bạn không nhận được việcNếu bạn không nhận được công việc đó, đừng quá bi quan nhưng hãy hỏi xem bạn có thể mời người phỏng vấn vào mạng lưới mối quan hệ của mình hay không. Ngoài ra, bạn cũng nên xin họ thêm các mối quan hệ khác của họ, họ sẽ có thể giới thiệu bạn đến những cơ hội việc làm khác. Khi thể hiện sự chủ động như vậy, bạn đang chứng tỏ kỹ năng xây dựng mối quan hệ của mình và có thể giúp bạn tìm được một cơ hội làm việc khác.Bài viết này do Right Management. www.rightmanagement.sg thực hiện, một thương hiệu tư vấn nhân sự hàng đầu thuộc ManpowerGroup.
-
Ghi Điểm Khi Phỏng Vấn
01/10/2019 Bạn chỉ có 30 giây để gây ấn tượng mạnh với người phỏng vấn. Vậy tại sao không chuẩn bị tinh thần để khai thác tốt nhất khoảng thời gian ấy quý báu ấy?Khởi đầu thật mạnh mẽHãy đảm bảo bạn có mặt trước 10 phút, tìm chỗ đậu xe nào không làm ảnh hưởng đến thời gian phỏng vấn. Tiếp theo hãy tắt điện thoại, cư xử tôn trọng với mọi người bạn gặp, bắt đầu từ tiếp tân và những người khác. Bạn nên có tư thế và cử chỉ cơ thể tích cực, luôn nhìn vào người đang giao tiếp với mình.“Chỉ có 30 giây thôi! Các nghiên cứu đều cho thấy đó là khoảng thời gian để tạo được ấn tượng đầu tiên.”“Nhập cuộc”Hãy chào hỏi người phỏng vấn bạn bằng một nụ cười thân thiện và một cái bắt tay thật chặt. Đây là cơ hội để bạn quảng bá chính mình, vì vậy hãy tập trung vào các thế mạnh và phẩm chất của mình nhưng đừng quá tự phụ hoặc ngạo mạn. Bạn cũng cần phải tự tin, hiểu rõ rằng mình đang tìm việc và vì sao bạn là người rất thích hợp cho vị trí đó của công ty. Hãy thể hiện là bạn rất thích công ty bằng cách hỏi các câu hỏi về vị trí được tuyển dụng, văn hóa và phong cách quản lý. Vào những lúc như thế này, những gì bạn nghiên cứu được ở nhà sẽ giúp bạn đặt câu hỏi cho người phỏng vấn. Hãy tỏ thái độ tích cực, cho dù bạn khám phá ra rằng vai trò đó không như những gì bạn mong đợi. Đừng bỏ cuộc phỏng vấn nửa chừng, vì bạn có thể đánh giá lại khi kết thúcKết thúc ngoạn mụcBạn đã hỏi tất cả các câu hỏi hay và trả lời rất chắc chắn. Vậy bây giờ là lúc để kết thúc cuộc phỏng vấn như một ứng viên chuyên nghiệp:Tái khẳng định sự quan tâm của bạn đối với vị trí và công ty đó.Tóm tắt các điểm mạnh và năng lực của bạn có liên quan đến yêu cầu công việc.Hãy yêu cầu được nhận việc hoặc bước phỏng vấn tiếp theo, tùy vào tình hình.Xin danh thiếp của người phỏng vấn.Nói cảm ơn với người phỏng vấn vì đã dành thời gian cho bạn và xem xét. Hãy nhớ là bạn phải cười và bắt tay thật chắc. Sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc, hãy nhanh chóng gửi thư hậu phỏng vấn, vì điều này sẽ giúp bạn có thêm cơ hội quảng bá chính mình và tăng cơ hội nhận việc.Bài viết này do Right Management. www.rightmanagement.sg thực hiện, một thương hiệu tư vấn nhân sự hàng đầu thuộc ManpowerGroup.
-
Sẵn Sàng Cho Cuộc Phỏng Vấn
01/10/2019 Lo lắng trước phỏng vấn là điều rất bình thường. Nhưng thật may mắn là bạn có thể chuẩn bị nhiều thứ trước khi phỏng vấn để tăng sự tư tin và đảm bảo sẽ gây được ấn tượng tốt nhất có thể.Hãy nhớ rằng, một cuộc phỏng vấn tốt là đôi bên cùng có lợi. Mục tiêu của bạn là tìm hiểu thêm về công ty, công việc và văn hóa của công ty đó để đánh giá xem có thích hợp với bạn hay không. Việc này cũng thuyết phục người phỏng vấn rằng bạn là ứng viên tốt nhất cho công việc. Mục tiêu của người phỏng vấn là quảng bá công ty và thu thập thông tin về bạn. Đôi bên đều nhận được điều gì đó từ một cuộc phỏng vấn tốt. Sau đây là các gợi ý để giúp cho cuộc phỏng vấn của bạn thành công.“Đôi bên đều nhận được điều gì đó từ một cuộc phỏng vấn tốt.”Liệt kê các chi tiếtHãy kiểm tra kỹ thời gian, địa điểm phỏng vấn, tên và chức danh của người phỏng vấn. Bạn cũng nên thăm dò trước địa chỉ và các vị trí đậu xe phòng trường hợp bất trắc.Y phục phù hợpHãy chọn quần áo thật trịnh trọng, sạch sẽ và phù hợp với công việc. Nếu có thể, bạn nên tìm hiểu y phục mà công ty đó chấp nhận và mặc giống như vậy. Tóc bạn cũng cần gọn gang, đảm bảo giầy phải sạch sẽ và sáng bóng, nên đeo đồng hồ và thận trọng với trang sức bạn đang đeo.Tìm hiểu trướcBạn cần phải nghiên cứu về công ty và vị trí mình ứng tuyển bằng cách xem trang web, báo cáo hàng năm của công ty. Sau đó, chuẩn bị sẵn những câu hỏi bạn muốn hỏi người phỏng vấn về triết lý của công ty, các phương diện của công việc và những gì công ty yêu cầu.Chuẩn bị câu trả lờiĐiều làm cho bạn trở nên rất ấn tượng trong buổi phỏng vấn là khả năng đưa ra những câu trả lời có tổ chức và tự tin. Bạn có thể chuẩn bị trước nhiều câu hỏi khác như:Xem lại kinh nghiệm và doanh nghiệp mà bạn làm trước đây. Xem lại kỹ năng nghiệp vụ của mình để bạn có thể trả lời các câu hỏi thiên về chuyên môn. Đánh giá thế mạnh của mình cũng quan trọng, hãy lập ra một danh sách thế mạnh và phân theo loại: Các kỹ năng về kiến thức từ học vấn và kinh nghiệm; kỹ năng giao tiếp và kỹ năng chuyển đổi (kỹ năng học được từ các công việc khác) có thể áp dụng cho từng công việc cho đến các đặc tính cá nhân độc đáo của bạn. Hãy học thuộc các thế mạnh của từng loại mà nhà tuyển dụng cần ở bạn. Hãy kiểm tra điểm yếu của bạn, lập danh sách các điểm bạn cần cải thiện. Sau đó tập trả lời sao cho đề cập đến các điểm đó ít nhất có thể và tập trung vào cách bạn giải quyết các điểm yếu đó. Hãy chuẩn bị một bài trình bày ngắn gọn, súc tích về lý do bạn muốn làm công việc này, và cách bạn sẽ tạo ra sự khác biệt tại công ty. Mô tả “sự thích hợp” của mình bằng những mẫu chuyện ngắn về thành tích bạn đạt được. Dự đoán trước các câu hỏi tích cực/tiêu cực và trung tính.Hãy luyện tập lắng nghe câu hỏi một cách cẩn thận, thậm chí là loại câu hỏi cần phản hồi nhanh theo cách tiêu cực hoặc tích cực. Từ đó hãy biến các câu hỏi tiêu cực và trung tính thành các ví dụ tích cực.Câu hỏi tích cựcCác thế mạnh của bạn là gì? Bạn có thể đóng góp gì cho công ty của chúng tôi? Các thành tích đáng chú ý nhất của bạn là gì? Vì sao bạn cho rằng bạn thích hợp với vị trí này? Lý do gì giúp bạn thành công? Hãy mô tả vị trí lý tưởng nhất đối với bạn. Hãy kể về một tình huống mà bạn thấy mình làm việc có hiệu quả. Loại môi trường kinh doanh nào bạn làm việc tốt nhất? Các câu hỏi tiêu cựcĐiểm yếu của bạn là gì? Hãy kể về một tình huống mà bạn cảm thấy mình làm việc không hiệu quả. Điều gì làm bạn không thích ở công việc cũ (quản lý) (công ty)? Sai lầm lớn nhất trong sự nghiệp của bạn là gì? Hãy cho biết cách bạn xoay sở trước một đồng nghiệp khó tính (quản lý) (cấp dưới). Người giám sát thường phê bình điều gì ở phong cách làm việc của bạn? Loại môi trường kinh doanh nào làm bạn cảm thấy khó khăn nhất khi làm việc? Vì sao bạn nghỉ công việc cũ? (Hãy trình bày ngắn gọn, nhất quán, và luôn bám vào một lý do tích cực và được xác định trước). Các câu hỏi trung tínhHãy giới thiệu về bạn.Bạn giao tiếp với quản lý/người đồng cấp/cấp dưới như thế nào?Bạn giải quyết áp lực như thế nào?Yêu cầu và mong đợi của bạn về lương là gì? (hãy cho một phạm vị, không phải con số cụ thể. Ra khỏi phòng để đàm phán sau khi đã nhận việc. Hãy nói rõ lương không phải là lý do chính mà bạn hứng thú với công việc).Vì sao bạn thích vị trí (công việc) này?Điều gì quan trọng về bạn mà tôi nên biết?Điều gì quan trọng mà bạn học được từ sự nghiệp quản lý của mình?Bạn sắp xếp các công việc ưu tiên như thế nào?Những gì không nên hỏiHãy thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn trong phỏng vấn bằng cách tránh các câu hỏi sau:Các câu hỏi mang tính cá nhân về người phỏng vấn, chẳng hạn như cách họ có được công việc này, hoặc họ nghĩ gì về công ty. Ý kiến của người phỏng vấn về một nhân viên trước đây. Chính trị hoặc tôn giáo, trừ khi vị trí đó có liên quan đến chính trị hoặc tôn giáo Hãy để những câu hỏi như kế hoạch nghỉ hưu, nghỉ phép, thưởng và nghỉ lễ cho đến khi bạn nhận được việc hoặc đang thương lượng trước khi nhận việc.Bài viết này do Right Management. www.rightmanagement.sg thực hiện, một thương hiệu tư vấn nhân sự hàng đầu thuộc ManpowerGroup.