hơn 4 năm trước -

5 Điều Không Nên Nói Khi Phỏng Vấn Xin Việc

5 Điều Không Nên Nói Khi Phỏng Vấn Xin Việc

​Những gì bạn không nên nói trong một buổi phỏng vấn cũng quan trọng không kém những gì bạn nên nói. Hãy tham khảo các gợi ý sau đây để đảm bảo bạn nổi bật một cách tích cực nhé.

Trong một buổi phỏng vấn, những gì bạn không nói với một nhà tuyển dụng tiềm năng cũng sẽ có ảnh hưởng lớn đến tương lai của bạn giống như những gì bạn nói ra. Hãy lưu ý để tránh những lỗi thường gặp trong buổi phỏng vấn của bạn.

“Tôi không biết nhiều về công ty của Anh/Chị, công ty của Anh/Chị làm gì?”

Hãy dành thời gian nghiên cứu trước để bạn có thể hỏi những câu hỏi khôn ngoan khi phỏng vấn. Điều đó sẽ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người có sự chuẩn bị tốt và chủ động. Nếu bạn thật sự lưu ý điều này, bạn sẽ thể hiện bản thân là một nhân viên tốt hơn và có khả năng được tuyển dụng cao hơn. Ngoài ra, tìm hiểu về công ty trước khi bạn tham dự buổi phỏng vấn sẽ thể hiện bạn có sự chủ động.

Bất kì điều gì tiêu cực về sếp cũ hoặc công việc trước đây.

Nếu bạn luôn miệng chỉ trích nhà tuyển dụng trước, người phỏng vấn sẽ nghi ngờ những gì bạn sẽ nói về công ty của họ khi bạn rời đi. Nếu những gì bạn nói là sự thật đi chăng nữa thì hãy làm cho nó trở nên tích cực hơn hoặc ít nhất hãy giữ cho giọng nói bình thường trong buổi phỏng vấn. Hãy tìm cách biến những ấn tượng xấu trong công việc trước đây trở nên tích cực hơn trong buổi phỏng vấn hoặc chỉ trả lời đơn giản là vị trí mới phù hợp hơn với mục tiêu nghề nghiệp của bạn hơn hoặc mang đến cơ hội tốt hơn.

“Thông tin đó có trong hồ sơ tìm việc của tôi”

Khi người phỏng vấn hỏi về những kinh nghiệm đã có ghi trong hồ sơ tìm việc của bạn, họ muốn bạn giải thích thêm về nó. Sẽ thật khiếm nhã nếu bạn nói “Thông tin đó có trong hồ sơ tìm việc của tôi”, thay vào đó hãy kể chi tiết về công việc mà nhà tuyển dung đang đề cập đến. Hãy nói về những gì bạn đã làm, bạn làm nó như thế nào, và ảnh hưởng công việc trước đây của bạn đối với công ty đó. Càng có nhiều dẫn chứng và ví dụ thực tế, bạn càng có nhiều khả năng nhận được việc.

“Điểm yếu duy nhất trong công việc là tôi quan tâm quá nhiều.”

Mọi người đều có điểm yếu, do đó nhà tuyển dụng tiềm năng cũng không cho rằng bạn là người hoàn hảo. Khi đưa ra câu hỏi như vậy, nhà tuyển dụng muốn đánh giá mức độ nhận thức bản thân và khả năng giải quyết vấn đề của bạn. Bạn sẽ gây ấn tương với nhà tuyển dụng nếu bạn chân thật về những gì đang làm và liêt kê những bước tiếp theo bạn dự định làm để cải thiện bản thân. Hãy biến điểm yếu của bản thân trở nên tích cực, nhưng đừng khoa trương về nó.

“Tôi là một người có suy nghĩ sáng tạo.”

Đây là một câu nói sáo rỗng. Thậm chí nếu điều đó thực sự đúng đi chăng nữa thì việc nói như vậy sẽ khiến bạn trông nhàm chán và thiếu sáng tạo. Người phỏng vấn đang tìm những yếu tố làm bạn nổi bật hơn so với những ứng viên khác. Để tránh việc nói ra những câu nói sáo rỗng như vậy khi phỏng vấn, bạn nên tuân thủ nguyên tắc: “Đừng nói suông, hãy chứng minh bằng những ví dụ thực tế về thành tích đạt được trong công việc.”

Bài viết do Right Management thực hiện , www.rightmanagement.sg, một thương hiệu tư vấn nhân sự hàng đầu thuộc ManpowerGroup.