7 tháng trước -

Ngành sản xuất Việt Nam: Nuôi dưỡng nhân tài “xanh” cho tương lai bền vững

Ngành sản xuất Việt Nam: Nuôi dưỡng nhân tài “xanh” cho tương lai bền vững

​Trên toàn cầu có tới 70% doanh nghiệp hiện đang tuyển dụng hoặc tích cực lên kế hoạch tuyển dụng các vị trí việc làm xanh, trong đó cao nhất là ngành Sản xuất. Theo thống kê của ManpowerGroup Việt Nam, trong vòng 8 tháng đầu năm nay, lĩnh vực sản xuất ghi nhận có nhu cầu việc làm xanh cao nhất (30%), sau đó là năng lượng (20%), sức khỏe (18%) và công nghệ (16%).

Theo đuổi việc làm xanh là động lực cho quá trình chuyển đổi xanh trong ngành sản xuất, giúp các doanh nghiệp vận hành hiệu quả, tránh sự lãng phí và giảm gián đoạn trong quy trình sản xuất và vận chuyển, có thể mang lại lợi nhuận gấp 3,5 lần so với các doanh nghiệp khác.

Nhân tài là chìa khóa để đạt được cam kết ESG

Chính phủ Việt Nam hiện nay đã và đang triển khai nhiều giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi xanh. Đầu tư vào quá trình này, giảm thiểu biến đổi khí hậu và nâng cao nhận thức về các vấn đề bền vững đang thúc đẩy chuyển đổi ngành và mở ra nhiều cơ hội trên thị trường lao động.

Trong ngành sản xuất, chuyển đổi xanh là hướng đến nền kinh tế tuần hoàn, ứng dụng công nghệ, phát triển nguồn năng lượng tái tạo, cùng với sự phát triển của lực lượng lao động xanh. Theo các nhà tuyển dụng, sự chuyển đổi sang kinh tế xanh sẽ tạo ra khoảng 30 triệu việc làm mới và trở thành nguồn tạo việc làm hàng đầu trên toàn cầu trong 5 năm tới9.

Thị trờng lao động Việt Nam có nhiều tiềm năng cho chuyển đổi xanh. Đạt mốc 100 triệu người năm 2023, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 15 trên thế giới10. Ngoài ra, chúng ta đang ở trong thời kỳ dân số vàng khi có 67,4% dân số trong độ tuổi lao động và thế hệ Z sẽ chiếm 1/3 lực lượng lao động vào năm 202511 - đây là thế hệ có nhận thức tốt về phát triển bền vững (ESG), đặc biệt là tính đa dạng, bình đẳng và bao trùm.

phát triển bền vững tối ưu các nguồn năng lượng

Phát triển bền vững nói chung và chuyển đổi xanh nói riêng tại Việt Nam hiện nay mới ở giai đoạn sơ khai và trình độ chuyên môn cần thiết của người lao động vẫn còn thiếu hụt, cả về kỹ năng lẫn kinh nghiệm. Báo cáo của ManpowerGroup cho thấy tỷ lệ lao động có kỹ năng tay nghề cao ở Việt Nam là 11%, thấp hơn so với các nước trong khu vực như Thái Lan (14,5%), Malaysia (28,24%), Philippines (18,5%)12. Nhân sự có trình độ kỹ thuật chuyên sâu hoặc quản lý cấp cao (giám đốc dự án, kỹ sư hạ tầng, v.v..) thường là các chuyên gia đến từ các quốc gia có kinh nghiệm phát triển các dự án tương tự và chỉ có một số ít lao động trong nước đáp ứng được yêu cầu nhờ có bộ kỹ năng tương đồng chuyển đổi từ các ngành khác qua.

Bên cạnh đó, kỹ năng mềm và ngoại ngữ của người lao động được coi là chìa khóa để thúc đẩy phát triển bền vững, giúp nâng cao nhận thức và cải thiện năng suất làm việc. Từ kinh nghiệm thực tế của chúng tôi, người lao động không đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng mềm và ngoại ngữ là một trong những nguyên nhân chính khiến việc tuyển dụng gặp nhiều khó khăn trong ngành sản xuất. Theo khảo sát cuối năm 2022 của ManpowerGroup Việt Nam, có đến 30% doanh nghiệp thừa nhận chưa đến 10% người lao động có đủ năng lực tiếng Anh cần thiết để làm việc.

Đáp ứng nhu cầu về kỹ năng xanh

Trong ngành sản xuất toàn cầu, Gigafactory - nhà máy siêu lớn - đang được coi là điểm nóng thu hút lao động chất lượng cao. Tại châu Âu, ManpowerGroup đang ứng dụng “Green Booster” - một công cụ của chúng tôi nhằm đo lường mức độ trưởng thành trong tư duy của nhân viên về các vấn đề liên quan đến sự chuyển dịch trong hệ sinh thái, từ đó, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh cách tiếp cận để giúp nâng cao nhận thức và khuyến khích người lao động tham gia quá trình chuyển đổi xanh của công ty.

Tại Mỹ, chúng tôi đang áp dụng “chuyển đổi công bằng” (“just transformation”), hướng tới các đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất, nhằm đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế - xã hội bền vững với môi trường, thông qua việc tái đào tạo, cung cấp việc làm, tái định cư đến phục hồi xã hội và các giải pháp khác. Việc thu hút sự tham gia và sự tin tưởng của người lao động vào nỗ lực và lợi ích chung làm cho các đối tượng này có tiềm năng trở thành một trong những nguồn lực có khả năng tự thực hiện hóa, đổi mới và tái tạo tốt nhất trong quá trình chuyển đổi xanh.

Đông Nam Á vẫn đang ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi xanh, các dự án lớn đang bắt đầu được triển khai, vì vậy, nhu cầu tuyển dụng trong khu vực tập trung vào những kỹ năng xanh chuyên sâu và vẫn cần “nhập khẩu” chuyên gia và quản lý cấp cao từ các châu lục khác.

Hiện nay, Việt Nam đang mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu tăng vọt về lao động xanh. Mặc dù Chính phủ đã cam kết giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu và thúc đẩy các hoạt động liên quan đến ESG, tuy nhiên vẫn cần phải hành động nhiều hơn để nâng cao nhận thức cũng như áp dụng ESG vào thực tiễn, ngoài ra cũng cần cung cấp thêm thông tin và hướng dẫn ESG cũng như hỗ trợ đào tạo để các doanh nghiệp và người lao động có thể tận dụng động lực “xanh” giúp đảm bảo tăng trưởng trong dài hạn.

Định nghĩa về việc làm xanh mở rộng sang Xanh+ và Xanh ngọc