3 ngày trước -

Thư ứng tuyển: Tưởng lỗi thời mà lại đầy giá trị

Thư ứng tuyển: Tưởng lỗi thời mà lại đầy giá trị

​Trong một thế giới nơi các nội dung nhanh như dòng trạng thái Thread với vỏn vẹn 500 ký tự, Facebook reels dạng ngắn và các clip TikTok chỉ 60 giây lên ngôi, có thể bạn nghĩ rằng một lá thư dài hàng trang giấy ca ngợi bản thân là một điều thừa thãi. Nhiều người vội cho rằng thư ứng tuyển (thư xin việc) đã lỗi thời, nhưng sự thực là người ta chỉ đang nói quá về sự vắng mặt của nó. Trên thực tế, những người tìm việc khôn ngoan đều đang tận dụng công cụ được cho rằng “hết đát” này để giúp mình nổi trội hơn so với đối thủ cạnh tranh và giành được công việc mới. Thư ứng tuyển không lỗi thời mà chỉ đang bị hiểu sai giá trị.

Vậy, vì sao bạn nên phát huy công cụ này trong quá trình tìm việc của mình?

Ứng viên nữ áo vàng thắc mắc cần làm thế nào để tận dụng hết giá trị của một lá thư xin việc

Là cơ hội để kể câu chuyện của chính mình

Nếu CV giống như bản mô tả những “thành tích” mà bạn đã đạt được trong sự nghiệp thì thư ứng tuyển sẽ nói rõ về “kinh nghiệm” của bạn cũng như “vì sao” bạn cảm thấy mình vì phù hợp với vị trí này. Hãy thông qua thư ứng tuyển để kể về những hành trình sự nghiệp đã tạo nên bạn của ngày hôm nay - giống như cách người ta kể về sự ra đời của người nhện kể từ lần bị con nhện nhiễm phóng xạ cắn trúng.

Nên nhớ: Đừng chỉ trình bày những gì đã có trong CV. Hãy dùng thư ứng tuyển để kể về một thành tích quan trọng bạn đã từng đạt được hoặc tại sao bạn đam mê ngành này. Hãy khiến bức thư ứng tuyển của bạn trở nên đáng nhớ.

Thể hiện sự đầu tư của bạn

Trong thời đại mà bạn có thể nộp 50 đơn ứng tuyển chỉ bằng một cú nhấp chuột thì thư ứng tuyển được soạn chỉn chu cho thấy bạn đang không “rải CV” bừa bãi. Việc gửi thư ứng tuyển cho nhà tuyển dụng thấy “Tôi đã bỏ thêm chút công sức bởi thực sự quan tâm đến cơ hội việc làm này.” Tin tôi đi, nỗ lực đó sẽ được nhà tuyển dụng ghi nhận.

Nơi bộc lộ cá tính

Hãy nhìn vào thực tế, CV cũng thú vị giống như một tờ khai thuế (trừ khi bạn là kế toán, còn không thì thôi). Thư ứng tuyển giúp bạn bộc lộ rõ tính cách và là cơ hội để bạn chứng minh rằng mình không chỉ có những kỹ năng và chức danh được liệt kê trên giấy mà thực sự là người tuyệt vời khi làm việc cùng.

Thể hiện trình độ viết lách một cách tinh tế

Hầu hết các công việc đều yêu cầu khả năng truyền đạt bằng văn bản. Thư ứng tuyển thực chất là một bài kiểm tra viết ngầm. Khi bạn làm tốt cũng chứng minh được bạn có đủ khả năng cho công việc.

Công cụ giới thiệu bí mật

Có ai giới thiệu bạn đến với công việc này không? Hay có mối liên hệ nào giữa bạn và công ty mà chưa được thể hiện rõ trong CV? Nếu vậy, thư ứng tuyển là nơi để bạn thể hiện những thông tin đó, giống như cách người ta hay thể hiện sự quen biết của mình với những người nổi tiếng vậy, nhưng ở một đẳng cấp khác.

Đề cập đến những vấn đề khó nói

Bạn đã từng có thời gian gián đoạn trong sự nghiệp (career gap)? Bạn đang tìm cách chuyển đổi sang một ngành khác? Hay bạn đang ứng tuyển cho một vị trí có yêu cầu cao hơn trình độ của mình? Thư ứng tuyển là cơ hội để bạn chủ động đề cập đến những vấn đề này với nhà tuyển dụng và biến những bất lợi thành ưu điểm.

Cách biến thư ứng tuyển thành vũ khí bí mật

Một ứng viên nam đang vui mừng khi biết cách viết một lá thư ứng tuyển đầy giá trị trong công cuộc tìm việc

Với những lý do trên, có lẽ bạn đã hiểu được tầm quan trọng của thư ứng tuyển cũng như không còn xem thường công cụ tưởng như “lỗi thời” này nữa. Vậy làm sao để phát huy tối đa giá trị của thư ứng tuyển trong công cuộc tìm việc?

  • Tinh chỉnh mọi chi tiết: Thư ứng tuyển chung chung chẳng khác gì một email rác. Hãy tùy chỉnh từng bức thư ứng tuyển cho mỗi công việc và công ty cụ thể.

  • Đi thẳng vào vấn đề: Tất nhiên, không phải ai cũng có năng khiếu trong việc trình bày ngắn gọn, súc tích. Tuy nhiên, hãy cố gắng chỉ thể hiện những gì muốn nói trong khoảng 3-4 đoạn ngắn (gạch đầu dòng). Đừng quên bạn đang viết thư ứng tuyển chứ không phải tiểu thuyết.

  • Thêm chút cá tính: Một chút hài hước hoặc kể câu chuyện cá nhân có thể tạo ấn tượng lớn. Nhưng hãy giữ cho bức thư ứng tuyển sự chuyên nghiệp. Bạn chỉ nên tấu hài sau khi được nhận vào làm.

  • Kiểm tra và rà soát bức thư thật kỹ trước khi gửi đi: Tôi đã từng một lần dồn rất nhiều tâm huyết để viết một lá thư ứng tuyển cho một vị trí. Nhưng đến phút chót, tôi đã viết sai tên công ty đúng đoạn trình bày lý do tại sao mình phù hợp với vị trí này. Mặc dù tôi có vẻ rất phù hợp cho công việc đó, nhưng sự bất cẩn này đã ngay lập tức khiến tôi bị đánh giá tiêu cực. Lỗi chính tả trong thư ứng tuyển cũng giống như rau mắc ở răng – tuy không phải là vấn đề gì to tát nhưng chắc chắn không để lại ấn tượng tốt đẹp. Đừng bao giờ mặc một sai lầm như vậy. Hãy kiểm tra kỹ lưỡng từng phần trong thư ứng tuyển, để chắc chắn bạn sẽ không có gì phải hối tiếc.

Hãy nhớ rằng, đôi khi việc đi ngược lại với những gì phần đông mọi người đều đang làm lại có thể mang lại lợi ích. Trong khi những người khác xem thường thư ứng tuyển hoặc hoàn toàn không sử dụng đến công cụ này thì bạn có thể sử dụng nó để khiến mình nổi bật hơn giữa các ứng viên. Đã đến lúc bạn phủi bụi bàn bàn phím, thể hiện tài năng viết lách và soạn ra một bức thư ứng tuyển thật nổi bật và thuyết phục nhà tuyển dụng để đánh bật những ứng viên khác, dành lấy cơ hội việc làm mà bạn mong ước.