6 ngày trước - Hong Anh Nguyen

Hướng đi mới giải quyết thiếu hụt lao động sau Tết

Hướng đi mới giải quyết thiếu hụt lao động sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ 2025, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam đang gặp thách thức lớn về nguồn cung lao động và tình trạng thiếu hụt nhân sự có kỹ năng. Nhu cầu tuyển dụng tại các doanh nghiệp sản xuất tăng cao nhưng tỷ lệ lao động quay lại làm việc sau Tết lại thấp hơn so với các năm trước, chỉ đạt khoảng 30%. Vậy giải pháp nào giúp thu hẹp khoảng cách và kết nối cung cầu trên thị trường lao động hiện nay?

Tuyển dụng lao động mới gặp khó, rõ rệt tại miền Bắc

Tình trạng thiếu hụt lao động sau Tết diễn ra rõ rệt tại miền Bắc. Nhiều doanh nghiệp trong ngành may mặc, điện tử, sản xuất đều cần tuyển thêm lao động để đáp ứng đơn hàng, nhưng số lượng ứng viên tìm việc vẫn ít hơn so với cùng kỳ năm trước.

Lao động quay trở lại làm việc sau Tết thấp hơn nhiều so với các năm trước

Lao động quay trở lại làm việc sau Tết thấp hơn nhiều so với các năm trước (Nguồn: Báo)

Tại khu vực phía Nam, các doanh nghiệp sản xuất ở các khu công nghiệp ở TP.HCM và Bình Dương có nhu cầu tuyển dụng cao. Những khu vực này đang khát lao động, đặc biệt là lao động phổ thông. Theo chia sẻ của bà Nguyễn Thu Trang, Giám đốc thương hiệu Manpower, Manpower Việt Nam, có đến 80% doanh nghiệp trong các ngành may mặc, điện tử, sản xuất là khách hàng của Manpower cần tuyển thêm lao động để đáp ứng đơn hàng. Tuy nhiên, dù các doanh nghiệp đã đăng tin tuyển dụng việc làm sau Tết bằng nhiều hình thức, từ treo băng rôn ở khu vực xung quanh địa bàn, trên mạng xã hội đồng thời tham gia các sàn giao dịch việc làm nhưng kết quả đạt được vẫn ở ngưỡng kém kỳ vọng.

Một trong những nguyên nhân chính khiến thị trường lao động Việt Nam sau Tết năm 2025 kém sôi động là tâm lý muốn kéo dài kỳ nghỉ đến sau ngày rằm tháng Giêng của người lao động. Nhiều lao động phổ thông, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn, có xu hướng trì hoãn việc quay lại làm việc để tận hưởng thêm thời gian bên gia đình. Ngoài ra, chi phí sinh hoạt ngày càng cao hoặc mong muốn tìm kiếm công việc có lương thưởng, phúc lợi tốt hơn cũng khiến một bộ phận lao động lựa chọn ở lại quê nhà tìm việc.

Áp dụng chính sách đãi ngộ linh hoạt để giữ chân người lao động

Để hạn chế tình trạng thiếu hụt nhân lực sau Tết, nhiều doanh nghiệp đã triển khai các chính sách đãi ngộ linh hoạt nhằm giữ chân người lao động. Một số công ty áp dụng chiến lược thưởng Tết, lì xì đầu năm, hỗ trợ xe đưa đón nhằm khuyến khích công nhân quay lại làm việc đúng hạn. Đặc biệt, một số doanh nghiệp còn chia thưởng tháng lương 13 thành hai đợt nhận – trước và sau Tết – để đảm bảo lao động không nghỉ việc đột ngột ngay sau kỳ nghỉ dài.

Theo bà Nguyễn Thu Trang (Manpower Việt Nam - đơn vị đã có hơn 17 năm kinh nghiệm cung ứng nhân sự tại Việt Nam), phần lớn doanh nghiệp sẽ tập trung vào chế độ và phúc lợi – đây chính là yếu tố quan trọng giúp giữ chân lao động - ví dụ như tổ chức hoạt động nội bộ, cải thiện môi trường làm việc hay thực hiện đánh giá hiệu suất định kỳ để tạo động lực cho nhân viên gắn bó lâu dài. Ngoài việc coi trong yếu tố mức lương, thưởng, phụ cấp, người lao động hiện cũng rất quan tâm đến các quyền lợi khác như hỗ trợ nhà ở, phương tiện đi lại hay an toàn lao động

Người lao động sau Tết tìm kiếm công việc có thu nhập và phúc lợi tốt hơn

​Người lao động sau Tết tìm kiếm công việc có thu nhập và phúc lợi tốt hơn (Ảnh: Lê Huỳnh)

Đối với nhóm lao động phổ thông có tay nghề, việc xét tăng lương, tăng chức dựa trên hiệu suất làm việc cuối năm cũng là một cách giúp doanh nghiệp tạo động lực gắn bó cho lao động và duy trì nguồn nhân lực ổn định.

Giải pháp chủ động trong quản lý nhân sự

Cũng theo bà Trang, để đảm bảo nguồn nhân lực ổn định sau Tết, doanh nghiệp cần dự trù trước những biến động về nguồn lao động, từ đó có kế hoạch tuyển dụng cũng như đào tạo từ trước Tết nhằm chủ động đảm bảo sản xuất kinh doanh, giảm bớt áp lực nhân sự khi sau kỳ nghỉ Tết.

Người lao động hiện rất quan tâm đến các quyền lợi bên ngoài lương thưởng ví dụ hỗ trợ nhà ở hay an toàn lao động

​Người lao động hiện rất quan tâm đến các quyền lợi bên ngoài lương thưởng ví dụ hỗ trợ nhà ở hay an toàn lao động (Nguồn: Báo)

Đặc biệt, để tối ưu chi phí, nhiều doanh nghiệp sản xuất hiện nay đang chuyển hướng sang tăng số lượng lao động thời vụ trong cơ cấu nhân sự thông qua những dịch vụ cung ứng nhân sự, khoán việc và cho thuê lại lao động. Các giải pháp nhân sự linh hoạt này giúp doanh nghiệp giảm bớt số lượng nhân viên chính thức, từ đó cắt giảm các chi phí nhân sự cố định (bảo hiểm, chi phí đào tạo & phát triển, chi phí quản lý, v.v..). Quan trọng hơn, mô hình này giúp doanh nghiệp linh hoạt trong việc tăng giảm số lượng nhân sự tùy theo tình hình đơn hàng và nhu cầu sản xuất, tránh được gánh nặng nhân sự trong giai đoạn thấp điểm.

Trong bối cảnh đó, hợp tác với các đơn vị cung ứng nhân lực như Manpower Việt Nam trở thành giải pháp tối ưu, giúp doanh nghiệp nhanh chóng tuyển đủ lao động và tối ưu chi phí nhân sự, tập trung nguồn lực cho các hoạt động kinh doanh – sản xuất trọng tâm.