Cơn địa chấn từ năm 2020 đã định hình lại toàn bộ ngành Hàng tiêu dùng toàn cầu khi đại dịch COVID-19 bùng nổ: Không đơn thuần chỉ xoay chuyển chiến lược, mà bị cuốn vào một cơn lốc tái định hình toàn diện. Những mô hình quen thuộc nhanh chóng trở nên lỗi thời khi công nghệ AI len lỏi vào từng mắt xích sản xuất, phân phối và bán lẻ. Cuộc chơi thay đổi chóng mặt, buộc doanh nghiệp và lực lượng lao động phải thích nghi với tốc độ chưa từng thấy.
Trong báo cáo mới nhất về Triển vọng Thị trường Lao động Ngành Hàng Tiêu dùng & Dịch vụ, chúng tôi đi sâu vào tâm lý và năng lực sẵn sàng của người lao động trước làn sóng chuyển đổi đang tăng tốc.
Theo báo cáo của ManpowerGroup, có một nghịch lý đang hiện rõ: trong khi 73% doanh nghiệp vật lộn với việc tìm kiếm nhân sự có kỹ năng phù hợp thì chính người lao động lại là nhóm hoài nghi sâu sắc nhất về triển vọng nghề nghiệp. Tỷ lệ người cân nhắc chuyển việc trong ngành này cao hơn bất kỳ ngành nào khác, đồng thời 36% nhân viên cho rằng công ty hiện tại không mang đến đủ cơ hội phát triển.
Dù bối cảnh vĩ mô thuận lợi, như chính sách tiền tệ nới lỏng và lạm phát hạ nhiệt, sự phục hồi sức mua chỉ là một phần của cuộc chơi. Chìa khóa dài hạn nằm ở khả năng doanh nghiệp liên tục tái tạo chính mình. Nghiên cứu của PwC đã chỉ ra rằng, 42% CEO cho biết công ty của họ sẽ không thể tồn tại trong 10 năm tới nếu không đổi mới. Đồng thời, Deloitte ghi nhận 72% doanh nghiệp đang xem xét lại danh mục sản phẩm để thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận vào năm 2025. Tuy nhiên, phần lớn những chiến lược cụ thể vẫn chưa được làm rõ.
Đã đến lúc ngành Hàng tiêu dùng ngừng đặt cược vào sự ổn định cũ. Thay vào đó, họ cần dốc toàn lực, ưu tiên sống còn cho năng lực chuyển đổi và thích nghi.
Sau đây là 4 ưu tiên cấp thiết:
Ưu tiên đổi mới
Đặt trải nghiệm khách hàng (CX) làm trung tâm
Xây dựng khả năng thích nghi của chuỗi cung ứng
Tuyển dụng nhân sự cho phát triển bền vững

Ưu tiên Đổi mới
Trước đây, doanh nghiệp ngành Hàng tiêu dùng có thể dựa vào việc tăng giá để đạt được mục tiêu doanh thu. Nhưng khi người tiêu dùng ngày càng mất kiên nhẫn với lạm phát, một giải pháp khác là điều rất cần thiết. Nhiều lãnh đạo tin rằng đổi mới sản phẩm và dịch vụ là lối thoát – nhưng điều này không thể thành công nếu không trao quyền sáng tạo và tự chủ thay đổi cho những nhân sự phù hợp.
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), 63% nhà tuyển dụng toàn cầu cho rằng khoảng cách kỹ năng là rào cản lớn nhất cho đổi mới đến năm 2030. Các tổ chức cần thay đổi cách tuyển dụng, ưu tiên kỹ năng thiên về sáng tạo, không chỉ phục vụ hiện tại mà còn dẫn dắt tái định hình tương lai.
Đặt Trải nghiệm Khách hàng làm Trung tâm
Trải nghiệm khách hàng (CX) không thể phát triển với tốc độ mà người tiêu dùng ngày nay mong đợi nếu thiếu sự tích hợp nhịp nhàng dựa trên AI, phân tích dữ liệu và thương mại đa kênh. Điều này đồng nghĩa với việc các lãnh đạo ngành Hàng tiêu dùng cần tăng cường nỗ lực trong việc tuyển dụng những nhân tài công nghệ tốt nhất, cả từ nội bộ lẫn bên ngoài thị trường.
Theo báo cáo về Thiếu hụt nhân tài Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương 2025, việc nâng cao trải nghiệm khách hàng đòi hỏi bộ kỹ năng đa dạng và khó tìm trên thị trường. Bởi, nó không chỉ gồm yêu cầu về công nghệ, mà còn kỹ năng bán hàng, marketing và tư duy về dịch vụ khách hàng.
Ngoài ra, việc thu thập khối lượng lớn dữ liệu khách hàng - một phần trong chiến lược gia tăng trải nghiệm khách hàng (CX) - là một hoạt động nhạy cảm và rủi ro.Vì vậy, việc đặt CX làm trung tâm cần đảm bảo tuân thủ pháp lý, an ninh mạng và khả năng phối hợp giữa các phòng ban, đòi hỏi đội ngũ cần được đào tạo một cách bàn bản và có trách nhiệm.

Xây dựng Chuỗi cung ứng Vững vàng
Kể từ đại dịch COVID-19, ngành Hàng tiêu dùng đã phải gánh chịu những tổn thất nặng nề do gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu – và đến nay vẫn chưa hoàn toàn phục hồi. Theo Bain & Company, 80% CEO đang chuyển hướng chuỗi cung ứng về gần hơn với thị trường tiêu dùng chính. Tương tự, báo cáo của McKinsey cho thấy 73% nhà quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu đang áp dụng chiến lược “dualsourcing” (tìm song song từ 2 nguồn cung trở lên cho mỗi đầu vào) để giảm thiểu rủi ro.
Tuy nhiên, việc tìm kiếm nguồn cung ứng nội địa kéo theo những bài toán về nhân sự. Nhiều hoạt động sản xuất đã phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt kỹ năng. Do đó, để xây dựng chuỗi cung ứng vững chắc, doanh nghiệp cần đồng thời lên kế hoạch phát triển nguồn lực tại các khu vực sản xuất mới thông qua đào tạo lại và nâng cao tay nghề.
Tuyển dụng Nhân sự phục vụ mục tiêu Phát triển Bền vững
Ngành Hàng tiêu dùng hiện là một trong những ngành chịu áp lực lớn nhất về phát triển bền vững. Không chỉ người tiêu dùng kỳ vọng sản phẩm, dịch vụ thân thiện hơn với môi trường, mà các nhà đầu tư cũng đang theo dõi chặt chẽ hiệu quả ESG (Môi trường, Xã hội & Quản trị) sát sao hơn bao giờ hết.
Báo cáo Chuyển đổi Xanh lấy Con người làm Trung Tâm của ManpowerGroup cho thấy: 75% ứng viên trong độ tuổi từ 18 đến 25 nói rằng họ sẽ tìm hiểu danh tiếng về bảo vệ môi trường của một tổ chức trước khi chấp nhận công việc.Và gần một nửa (46%) tin rằng những gì họ tìm được sẽ ảnh hưởng đến khả năng lựa chọn nhà tuyển dụng.
Dù ESG đang trở thành tiêu chí quan trọng trong đánh giá doanh nghiệp, nhiều khách hàng vẫn chưa tiếp cận được đầy đủ dữ liệu liên quan, tạo nên khoảng trống thông tin nghiêm trọng. Trước thực tế đó, 68% doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng đang tăng cường tuyển dụng nhân sự “xanh” cho các bộ phận sản xuất, logistics và công nghệ nhằm nâng cao năng lực phát triển bền vững.
Để hiểu rõ hơn về các bài toán nhân sự mà các lãnh đạo ngành Hàng tiêu dùng sẽ phải đối mặt trong năm 2025, Thị trường Lao động Ngành Hàng hóa & Dịch vụ Tiêu dùng 2025 của chúng tôi phân tích toàn diện tác động của lực lượng lao động ngày càng đa dạng, cơ cấu lao động đang thay đổi, quá trình chuyển đổi số và tốc độ biến động toàn cầu ngày càng tăng.
Phó Chủ tịch Toàn cầu ngành Hàng tiêu dùng & Ô tô – ManpowerGroup