hơn 5 năm trước -

Sẵn Sàng Cho Cuộc Phỏng Vấn

Sẵn Sàng Cho Cuộc Phỏng Vấn

​Lo lắng trước phỏng vấn là điều rất bình thường. Nhưng thật may mắn là bạn có thể chuẩn bị nhiều thứ trước khi phỏng vấn để tăng sự tư tin và đảm bảo sẽ gây được ấn tượng tốt nhất có thể.

Hãy nhớ rằng, một cuộc phỏng vấn tốt là đôi bên cùng có lợi. Mục tiêu của bạn là tìm hiểu thêm về công ty, công việc và văn hóa của công ty đó để đánh giá xem có thích hợp với bạn hay không. Việc này cũng thuyết phục người phỏng vấn rằng bạn là ứng viên tốt nhất cho công việc. Mục tiêu của người phỏng vấn là quảng bá công ty và thu thập thông tin về bạn. Đôi bên đều nhận được điều gì đó từ một cuộc phỏng vấn tốt. Sau đây là các gợi ý để giúp cho cuộc phỏng vấn của bạn thành công.

“Đôi bên đều nhận được điều gì đó từ một cuộc phỏng vấn tốt.”

Liệt kê các chi tiết

Hãy kiểm tra kỹ thời gian, địa điểm phỏng vấn, tên và chức danh của người phỏng vấn. Bạn cũng nên thăm dò trước địa chỉ và các vị trí đậu xe phòng trường hợp bất trắc.

Y phục phù hợp

Hãy chọn quần áo thật trịnh trọng, sạch sẽ và phù hợp với công việc. Nếu có thể, bạn nên tìm hiểu y phục mà công ty đó chấp nhận và mặc giống như vậy. Tóc bạn cũng cần gọn gang, đảm bảo giầy phải sạch sẽ và sáng bóng, nên đeo đồng hồ và thận trọng với trang sức bạn đang đeo.

Tìm hiểu trước

Bạn cần phải nghiên cứu về công ty và vị trí mình ứng tuyển bằng cách xem trang web, báo cáo hàng năm của công ty. Sau đó, chuẩn bị sẵn những câu hỏi bạn muốn hỏi người phỏng vấn về triết lý của công ty, các phương diện của công việc và những gì công ty yêu cầu.

Chuẩn bị câu trả lời

Điều làm cho bạn trở nên rất ấn tượng trong buổi phỏng vấn là khả năng đưa ra những câu trả lời có tổ chức và tự tin. Bạn có thể chuẩn bị trước nhiều câu hỏi khác như:

  • Xem lại kinh nghiệm và doanh nghiệp mà bạn làm trước đây.

  • Xem lại kỹ năng nghiệp vụ của mình để bạn có thể trả lời các câu hỏi thiên về chuyên môn. Đánh giá thế mạnh của mình cũng quan trọng, hãy lập ra một danh sách thế mạnh và phân theo loại: Các kỹ năng về kiến thức từ học vấn và kinh nghiệm; kỹ năng giao tiếp và kỹ năng chuyển đổi (kỹ năng học được từ các công việc khác) có thể áp dụng cho từng công việc cho đến các đặc tính cá nhân độc đáo của bạn. Hãy học thuộc các thế mạnh của từng loại mà nhà tuyển dụng cần ở bạn.

  • Hãy kiểm tra điểm yếu của bạn, lập danh sách các điểm bạn cần cải thiện. Sau đó tập trả lời sao cho đề cập đến các điểm đó ít nhất có thể và tập trung vào cách bạn giải quyết các điểm yếu đó.

  • Hãy chuẩn bị một bài trình bày ngắn gọn, súc tích về lý do bạn muốn làm công việc này, và cách bạn sẽ tạo ra sự khác biệt tại công ty.

  • Mô tả “sự thích hợp” của mình bằng những mẫu chuyện ngắn về thành tích bạn đạt được.

Dự đoán trước các câu hỏi tích cực/tiêu cực và trung tính.

Hãy luyện tập lắng nghe câu hỏi một cách cẩn thận, thậm chí là loại câu hỏi cần phản hồi nhanh theo cách tiêu cực hoặc tích cực. Từ đó hãy biến các câu hỏi tiêu cực và trung tính thành các ví dụ tích cực.

Câu hỏi tích cực

  • Các thế mạnh của bạn là gì?

  • Bạn có thể đóng góp gì cho công ty của chúng tôi?

  • Các thành tích đáng chú ý nhất của bạn là gì?

  • Vì sao bạn cho rằng bạn thích hợp với vị trí này?

  • Lý do gì giúp bạn thành công?

  • Hãy mô tả vị trí lý tưởng nhất đối với bạn.

  • Hãy kể về một tình huống mà bạn thấy mình làm việc có hiệu quả.

  • Loại môi trường kinh doanh nào bạn làm việc tốt nhất?

Các câu hỏi tiêu cực

  • Điểm yếu của bạn là gì?

  • Hãy kể về một tình huống mà bạn cảm thấy mình làm việc không hiệu quả.

  • Điều gì làm bạn không thích ở công việc cũ (quản lý) (công ty)?

  • Sai lầm lớn nhất trong sự nghiệp của bạn là gì?

  • Hãy cho biết cách bạn xoay sở trước một đồng nghiệp khó tính (quản lý) (cấp dưới).

  • Người giám sát thường phê bình điều gì ở phong cách làm việc của bạn?

  • Loại môi trường kinh doanh nào làm bạn cảm thấy khó khăn nhất khi làm việc?

  • Vì sao bạn nghỉ công việc cũ? (Hãy trình bày ngắn gọn, nhất quán, và luôn bám vào một lý do tích cực và được xác định trước).

Các câu hỏi trung tính

Hãy giới thiệu về bạn.

  • Bạn giao tiếp với quản lý/người đồng cấp/cấp dưới như thế nào?

  • Bạn giải quyết áp lực như thế nào?

  • Yêu cầu và mong đợi của bạn về lương là gì? (hãy cho một phạm vị, không phải con số cụ thể. Ra khỏi phòng để đàm phán sau khi đã nhận việc. Hãy nói rõ lương không phải là lý do chính mà bạn hứng thú với công việc).

  • Vì sao bạn thích vị trí (công việc) này?

  • Điều gì quan trọng về bạn mà tôi nên biết?

  • Điều gì quan trọng mà bạn học được từ sự nghiệp quản lý của mình?

  • Bạn sắp xếp các công việc ưu tiên như thế nào?

Những gì không nên hỏi

Hãy thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn trong phỏng vấn bằng cách tránh các câu hỏi sau:

  • Các câu hỏi mang tính cá nhân về người phỏng vấn, chẳng hạn như cách họ có được công việc này, hoặc họ nghĩ gì về công ty.

  • Ý kiến của người phỏng vấn về một nhân viên trước đây.

  • Chính trị hoặc tôn giáo, trừ khi vị trí đó có liên quan đến chính trị hoặc tôn giáo

  • Hãy để những câu hỏi như kế hoạch nghỉ hưu, nghỉ phép, thưởng và nghỉ lễ cho đến khi bạn nhận được việc hoặc đang thương lượng trước khi nhận việc.

Bài viết này do Right Management. www.rightmanagement.sg thực hiện, một thương hiệu tư vấn nhân sự hàng đầu thuộc ManpowerGroup.