6 tháng trước -

Cuộc Cách mạng Xanh tại nơi làm việc

Cuộc Cách mạng Xanh tại nơi làm việc

​Trong bối cảnh thế giới đối mặt với những thách thức về môi trường, việc theo đuổi các mục tiêu Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) đang trở nên vô cùng cấp thiết trong việc thúc đẩy một tương lai bền vững cho cả nền kinh tế và trên toàn cầu.

Trong đó, một nguồn lực quan trọng – lực lượng Lao động Xanh chinh là trung tâm của quá trình chuyển đổi này.

Nhu cầu về việc làm xanh và kỹ năng xanh tiếp tục tăng nhanh, với 70% nhà tuyển dụng trên toàn cầu cho biết họ đang tuyển dụng hoặc có kế hoạch tuyển dụng cho những vị trí này, theo báo cáo “Xanh hóa Thế giới Việc làm 2023” của ManpowerGroup.

Báo cáo sẽ bao gồm các nội dung chính

  • Triển vọng tương lai về thế giới việc làm: 55% những nhà lãnh đạo doanh nghiệp được khảo sát dự đoán rằng đầu tư vào chuyển đổi xanh và thực hành ESG sẽ vượt qua công nghệ và các xu hướng lớn khác để trở thành nguồn tạo việc làm chính trong vòng 5 năm tới. Dự kiến, sự chuyển đổi này sẽ tạo ra tới 30 triệu việc làm xanh trên toàn cầu tính đến năm 2030.

  • Việc làm xanh đang trở thành xu hướng: Trong số tất cả các lĩnh vực, Sản xuất & Chế biến Chế tạo (36%) và Vận hành & Logistics (31%) là hai ngành đặc biệt quan tâm đến việc tuyển dụng lao động xanh. Tuy nhiên, xu hướng này cũng đang lan rộng sang các lĩnh vực khác như Công nghệ thông tin & Dữ liệu (30%), Kinh doanh & Tiếp thị (27%), Kỹ thuật (26%), Hành chính Văn phòng (25%), và Nhân sự (25%).

  • Thiếu hụt về kỹ năng xanh và sự đổi mới: Mặc dù nhu cầu tuyển dụng lao động có kỹ năng xanh ngày càng cao, 94% các công ty thừa nhận tình trạng thiếu hụt nhân tài có kỹ năng cần thiết để đáp ứng mục tiêu ESG mà họ đã đề ra. Để giải quyết thách thức này, báo cáo đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư vào đào tạo và phát triển kỹ năng để nâng cao năng lực lực lượng lao động trong nền kinh tế xanh.

  • Lấy người tiêu dùng làm trung tâm: Báo cáo đã chỉ ra rằng trong năm qua, 49% người tiêu dùng trên toàn cầu sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm mang tính bền vững. Đáng chú ý, thế hệ Gen Z đang dẫn đầu với 75% cá nhân cho biết họ ưu tiên tính bền vững hơn là giá trị thương hiệu khi ra quyết định mua sắm.

  • Nỗ lưc từ phía Chính phủ: Các biện pháp khuyến khích của chính phủ - như Kế hoạch Công nghiệp Thỏa thuận Xanh trị giá 225 tỷ euro của Liên minh châu Âu và Đạo luật Giảm lạm phát của Hoa Kỳ sẵn sàng chi 369 tỷ đô la cho lĩnh vực năng lượng sạch - đang khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0.

Theo đó, nghiên cứu cho thấy 58% lãnh đạo doanh nghiệp trong danh sách Fortune 500 hiện đã đặt ra các mục tiêu tham vọng về việc giảm thiểu khí thải khí nhà kính, tăng đáng kể so với con số 36% vào năm 2021.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng điền vào biểu mẫu bên dưới để tải báo cáo.