6 tháng trước -

Ngành hàng tiêu dùng: Thay đổi mang đến Cơ hội

Ngành hàng tiêu dùng: Thay đổi mang đến Cơ hội

Áp lực về giá, tâm lý người tiêu dùng và sự khan hiếm về nhân tài đòi hỏi sự thay đổi về tư duy

Các ông lớn trong ngành này vốn đã rất nhạy bén với những thay đổi, nhất là khi sự phát triển của trải nghiệm số và hành vi tiêu dùng của khách hàng thay đổi không ngừng trong một thập kỉ qua.  Nhưng vài năm gần đây, ngành hàng tiêu dùng đã có một sự chuyển biến lớn và ngay cả những gã khổng lồ cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Các ông lớn trong ngành khi vừa mới trải qua đại dịch thì ngay lập tức phải gồng mình trước tình trạng lạm phát cao, đứt gãy chuỗi cung ứng, nhu cầu tiêu dùng thay đổi và sự khan hiếm về nhân lực.  

Kể cả khi các ngân hàng trung ương khắp thế giới đang miệt mài kiểm soát lạm phát và căng thẳng trong chuỗi cung ứng đã giảm thì nhiều khó khăn vẫn còn đó. Đó là những trở ngại do sự bất ổn kinh tế toàn cầu và sự thiếu hụt nhân tài dai dẳng. 

Ai cũng biết việc kiểm soát các yếu tố địa chính trị là bất khả thi.  Vì vậy, các doanh nghiệp đang đổ dồn sự tập trung vào vấn đề nhân tài, để xây dựng nền tảng nguồn lực cần thiết, qua đó duy trì sự đổi mới và liên tục cải thiện trải nghiệm khách hàng. 

Sức ép chi phí

Vài năm gần đây, các thương hiệu bán lẻ lớn như Walmart và IKEA phải chấp nhận chi phí đầu vào cao hơn từ các đơn vị sản xuất hàng tiêu dùng, vốn chịu ảnh hưởng từ sự tăng cước vận tải và giá nguyên liệu thô. Hiện tại, những áp lực về chi phí này dường như đã giảm đi. Nhưng, lạm phát cao, giá cả tăng nhanh kèm theo lo lắng về sự bất ổn kinh tế khiến người dân hạn chế chi tiêu. Điều này cũng đồng nghĩa, chưa biết đến bao giờ, các công ty trong ngành hàng tiêu dùng mới có thể trở lại thời kỳ hưng thịnh. Ngay cả gã khổng lồ bán lẻ của Mỹ, Walmart, gần đây cũng phải cay đắng thừa nhận tình trạng khó khăn này. Đó cũng là một lời cảnh báo cho các doanh nghiệp khác. Tương tự như vậy, ở châu Âu, chiến tranh tại Ukraine không chỉ đẩy giá năng lượng lên cao mà còn làm cho nhiều yếu tố trở nên khó lường, khiến các nhà bán lẻ cũng phải chịu sức ép về giá từ các nhà sản xuất.

Vậy các doanh nghiệp bán lẻ có thể làm gì? Nếu nhìn từ phía người lao động, các ông lớn trong ngành cần tối đa hóa nguồn lực sẵn có nhiều hơn là hy vọng vào kết quả từ việc tăng doanh thu. Và may mắn là cơ hội này vẫn còn - nó bắt đầu từ sự linh hoạt.

Hiện nay, hơn một phần ba người lao động ở Hoa Kỳ (bao gồm phân nửa là lao động thế hệ Millennial và Gen Z) đang tích cóp thêm thu nhập bằng các "công việc phụ", ví dụ như giao hàng. Những người này không hề trốn tránh công việc — chỉ là họ muốn có nhiều thời gian hơn theo cách riêng của mình. Họ muốn lựa chọn các công việc không làm ảnh hưởng đến thời gian dành cho gia đình và các ưu tiên khác của họ. Và nhu cầu thực tế từ phía doanh nghiệp đã tạo cho người lao động sự kỳ vọng lớn về sự linh hoạt.

Trong bối cảnh mà người lao động thời hậu khủng hoảng lựa chọn công việc dựa trên hoàn cảnh và nhu cầu của cuộc sống hiện đại, nhà tuyển dụng cần đáp ứng những nhu cầu đó một cách linh hoạt. Để tối ưu hóa nguồn nhân lực hiện có, ngành hàng tiêu dùng cần xây dựng môi trường làm việc lấy người lao động làm trung tâm. Điều này nghĩa là lên kế hoạch tốt hơn, linh hoạt ca làm và cho phép nhân viên được tự mình lựa chọn thời gian làm việc. Hiện tại, tôi thấy nhiều công ty hàng tiêu dùng không có hiệu suất tốt vì thiếu sự linh hoạt kể trên. Trước tình trạng sự khan hiếm nhân tài trong thời đại bình thường mới, các giám đốc nhân sự (CHRO) trong ngành hàng tiêu dùng còn rất nhiều việc phải làm để thúc đẩy sự linh hoạt — điều này sẽ tạo ra cơ hội lớn cho họ để dẫn đầu và giành được lợi thế.

Khi các hãng sản xuất ngày càng đến gần khách hàng hơn và đang tìm cách cá nhân hóa các sản phẩm, tính linh hoạt còn thể hiện vai trò của mình ở các mảng khác: khả năng tùy biến và hợp tác thương hiệu. Ví dụ, thương hiệu dao cạo râu hợp tác thương hiệu cùng với các đội bóng trong vùng.   

Nghe qua thì có vẻ đơn giản, nhưng các chiến dịch quảng cáo này thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và chỉ giới hạn tại một số nhà bán lẻ. Dù bản chất các sản phẩm thì vẫn như cũ, nhưng thách thức lại đến từ việc đóng gói, sắp xếp và hoàn tất, dễ thấy nhất là việc phải thuê một lượng lao động tạm thời nhằm xử lí lượng lớn công việc lúc cao điểm. Và vì cả nhà bán lẻ và công ty hàng tiêu dùng đều dùng dữ liệu để xác định và đáp ứng chính xác hơn nhu cầu khách hàng, các loại hình quảng bá này sẽ tiếp tục phát triển.  

Chuyển đổi số: Một hiện thực ai cũng phớt lờ

Ngày nay, có vô số quan niệm về chuyển đổi số khiến nó dần bị biến tướng và không được coi trọng đúng mức. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó không diễn ra. Nó thực sự đang diễn ra rồi! Công nghệ đang là tâm điểm của hầu hết mọi lĩnh vực và tất cả vẫn chưa dừng lại. Chính vì thế, các khoản đầu tư cho chuyển đổi số — gồm cả đầu tư vào lao động — dần xuất hiện tại nhiều doanh nghiệp, từ nơi sản xuất cho đến nhà phân phối.

Các nhà bán lẻ bắt đầu tích hợp máy móc vào kho bãi để hỗ trợ việc tháo dỡ hàng; hơn hai phần ba các doanh nghiệp dùng AI và phân tích số liệu nhằm cải thiện việc quản lí kho bãi và giảm hàng tồn kho. Các công ty trong ngành hàng tiêu dùng, phối hợp cùng các nhà sản xuất, đang tăng cường áp dụng các robot và máy in 3D/4D nhằm tinh gọn chuỗi cung ứng và tạo tính tùy chỉnh ở quy mô lớn. Tại các kho bãi, robot sẽ thực hiện hiệu quả hơn các hoạt động như luân chuyển, lấy hàng và đặt hàng.

Và rồi đến dữ liệu - việc thu thập, lọc, phân tích dữ liệu và tận dụng chúng một cách hiệu quả thông qua các mô hình học máy tiên tiến như ChatGPT vốn luôn được xem là tối quan trọng. Tới 2025, ước tính việc sử dụng các thiết bị từ nguồn dữ liệu này sẽ lên tới gần 4,800 lần mỗi ngày. Nghĩa là 18 giây mỗi lần! Các bạn nghĩ sao về con số này? 

Tất cả điều này có ý nghĩa như nào trong việc khiến các doanh nghiệp quản lí lao động của họ hiệu quả hơn? Trước hết, các nhà lãnh đạo cần biết là đang có một cuộc cạnh tranh về ứng dụng công nghệ với các ngành khác, như ngành công nghệ và tài chính, các ngành vốn có sức hút lớn đối với lao động, đặc biệt là thế hệ trẻ. 

Không chỉ có Công nghệ

Phải thừa nhận là công nghệ cực kì quan trọng. Nhưng tôi vẫn thường khuyên các khách hàng của mình rằng nếu công nghệ có kiến tạo tương lai, thì các vai trò công việc cũng đâu dậm chân tại chỗ. Thật vậy, nhiều ngành nghề hoàn toàn mới đã xuất hiện trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, gồm thiết kế kĩ thuật số, đại sứ thương hiệu và nhân viên quản lí chuỗi cung ứng với khả năng sử dụng công nghệ xuyên suốt quá trình tương tác với khách hàng. 

Ta có thể thấy các khách hàng đang dần quan tâm hơn đến việc kết hợp giữa công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành (OT). Ngày nay, sự tích hợp này đang dần được áp dụng rộng rãi cho việc sản xuất và hoàn tất đơn hàng — làm thay đổi hoàn toàn mối quan hệ giữa nơi sản xuất sản phẩm và khách hàng, đó là chưa kể đến các thay đổi về giao/nhận, chọn hàng, lập kế hoạch, phân loại và dự trữ hàng hóa tại các khu phân phối.

Các lãnh đạo và giám đốc nhân sự trong ngành hàng tiêu dùng không thể cứ giữ mãi tư duy "IT là nhất" được nữa. Đa số khách hàng của tôi đều cho rằng họ cần người có cả kĩ năng công nghệ và tư duy con người cho các vị trí kể trên. Chuyển đổi là cần thiết để ngành hàng tiêu dùng có thể đúc kết và phát triển các kĩ năng thiết yếu vì một tương lai bền vững trong thị trường đầy cạnh tranh.

Giá trị khách hàng quan tâm

Gần đây, xu hướng tập trung vào các giá trị bền vững hiện đang được quan tâm rất nhiều. Báo cáo Triển vọng thị trường lao động 2023 ngành hàng tiêu dùng cũng có đề cập đến điều này như một hiện tượng, nhất là với người dùng trẻ — và các công ty tiến bộ cũng đang dần triển khai. Qua tiếp xúc với khách hàng, tôi đã rút ra được hai hướng tiếp cận tuy khác nhau nhưng lại đồng nhất về tính bền vững:

  • Minh bạch về chuỗi cung ứng: Rất nhiều doanh nghiệp đang tìm cách tăng tính minh bạch trong chuỗi cung ứng của họ. Còn người tiêu dùng đều muốn biết các nguyên liệu này lấy từ đâu, ai xử lí, xử lí ở đâu, và cách chúng được vận chuyển, v.v.. Sự minh bạch này cần đến những nhân sự có chuyên môn cao để có thể phân tích lượng dữ liệu lớn và đảm bảo tuân thủ với các quy định của chính phủ. 

  • Sáng kiến xanh: Cách tiếp cận khác đó là sản xuất ra các sản phẩm thay thế thân thiện hơn với môi trường. Ví dụ, một nhà sản xuất chất tẩy trên thế giới vừa tạo ra một công thức giặt mới bằng nước lạnh, có thể giảm đến 50% năng lượng tiêu thụ (và tối ưu hóa chi phí cho người dùng) trong việc giặt quần áo do không cần phải làm nóng nước. 

Dù ví dụ trên khá đơn giản, nhưng nó cũng cho thấy tầm quan trọng của nhân lực có chuyên môn trong việc phát triển sản phẩm, cũng như tiềm năng của sản phẩm đó trong việc giảm khí thải. Thử nhân rộng nhu cầu này sang các ngành công nghiệp khác, bạn sẽ hiểu vì sao mà Diễn đàn Kinh tế Thế giới dự đoán là sẽ có 30 triệu việc làm xanh mới sẽ xuất hiện vào năm 2030.

Các bước tiến cơ bản và liên tục về khía cạnh con người của ngành hàng tiêu dùng đang diễn ra rất nhanh. Cuộc chiến thu hút nhân tài ở mọi cấp độ - từ bộ phận nhà máy cho đến bộ phận sale và marketing — đều sẽ chịu ảnh hưởng từ sự thay đổi xu hướng trong thị trường lao động.

Sự linh hoạt hóa lao động và hoạch định nhân lực sẽ giúp doanh nghiệp xác định xem nhân viên nào mong muốn và có thể làm được nhiều hơn, qua đó tạo ra một môi trường năng suất hơn. Về công nghệ, sự kết hợp giữa IT và OT sẽ đòi hỏi sự đồng lòng của bộ phận IT với các phòng ban khác trong quy trình sản xuất để có thể giữ chân lao động chủ chốt bằng cách định hướng sự nghiệp cho họ thông qua việc mài dũa và trau dồi kĩ năng.

Trong những năm gần đây, nhiều thay đổi lớn trong ngành hàng tiêu dùng vô tình chung đã gây trở ngại cho các giám đốc nhân sự trong công tác tối ưu hóa nguồn lực. Với vài doanh nghiệp, điều này có vẻ hơi bức bối. Nhưng trong môi trường năng động hiện nay, cũng như trong tương lai, các ông chủ cần coi sự thay đổi này như một cơ hội để tạo sự khác biệt cho doanh nghiệp và đón đầu xu thế. 

Để biết thêm, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc tải báo cáo Triển vọng thị trường lao động 2023 ngành hàng tiêu dùng của ManpowerGroup bằng cách điền form bên dưới.

Về tác giả

Chris Layden là Phó Tổng Giám đốc và Quản lí Kinh doanh Toàn Cầu của ManpowerGroup, tập đoàn cung cấp giải pháp nhân sự hàng đầu thế giới. Ông là người đã dẫn dắt các chiến lược của ManpowerGroup, qua đó đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp toàn cầu trong ngành Hàng tiêu dùng và Dịch vụ, cũng như lĩnh vực Công nghiệp với 20 năm kinh nghiệm trong ngành. 

Trước khi giữ vị trí hiện tại, ông Layden từng phụ trách dịch vụ cố vấn nhân sự và đổi mới cấp cao cho các thương hiệu lớn nhất của công ty, bao gồm cả Experis và Manpower. Các phân tích về lao động lấy nhu cầu khách hàng làm trọng tâm của ông đã được đề cập trên truyền thông và các sự kiện trong ngành. Chris Layden là thành viên của Hội đồng Tư vấn Lao động cho MxD (Manufacturing x Digital) và giữ ghế giám đốc Hội đồng Phát triển Nhà cung cấp cho Người thiểu số Quốc gia (NMSDC), một tổ chức thành viên hàng đầu của Hoa Kỳ đã được chứng nhận về thúc đẩy kinh doanh ở các doanh nghiệp thiểu số.

Layden tốt nghiệp Đại học Boston và Đại học Oxford. Tại đây, ông đã nhận danh hiệu "magna cum laude" với tấm bằng cử nhân danh dự ngành Nhân sinh quan và Triết học. Chris Layden sống ở Milwaukee, Wisconsin với vợ và hai con, bên cạnh đó, ông còn tham gia vào các hội đồng dân sự và tổ chức phi lợi nhuận khác như Thư viện công Milwaukee, Dàn hợp xướng Milwaukee, Hội hướng đạo Hoa Kỳ và Viện khoa học Milwaukee.