5 tháng trước -

Tầm quan trọng của việc lắng nghe trong buổi phỏng vấn xin việc

Tầm quan trọng của việc lắng nghe trong buổi phỏng vấn xin việc

​Trong các buổi phỏng vấn tuyển dụng, ứng viên chủ yếu tập trung vào việc đưa ra câu trả lời phù hợp với các câu hỏi. Nhưng việc lắng nghe cũng quan trọng không kém như việc trả lời, vì nếu không tập trung, bạn sẽ khó có thể trả lời tốt nhất. Việc lắng nghe còn giúp ứng viên xây dựng mối quan hệ với người phỏng vấn vì tính tương tác nhiều hơn, thay vì một bên chỉ hỏi và một bên chỉ trả lời. Bởi, buổi phỏng vấn là cơ hội để cả ứng viên và nhà tuyển dụng tìm hiểu lẫn nhau.

Hãy lắng nghe để tìm câu hỏi thực sự: Trong một buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng muốn biết ba điều chính:

  1. Bạn CÓ THỂ đảm nhận công việc này không? Điều này liên quan đến các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm và thành tích của bạn, khả năng học hỏi và khả năng xử lý các nhiệm vụ chuyên môn trong công việc.

  2. Bạn SẼ làm công việc này chứ? Điều này liên quan đến sự quan tâm của bạn đối với vị trị, công ty và ngành nghề; đạo đức làm việc; năng lượng và bất kỳ yếu tố bên ngoài nào có thể ảnh hưởng đến động lực hoặc khả năng thực hiện công việc của bạn.

  3. Bạn có PHÙ HỢP không? Đây là phản ứng cá nhân, kỹ năng giao tiếp, giá trị, phong cách (làm việc và quản lý), sở thích chung và đôi khi là ngoại hình của bạn.

Điều này có nghĩa là bất kỳ câu hỏi nào người phỏng vấn đặt, về cơ bản họ đang hỏi một trong những câu hỏi ở trên. Hãy ghi nhớ điều này khi bạn lắng nghe mỗi câu hỏi. Vì vậy, đừng tập trung vào những câu trả lời hiển nhiên mà hãy tìm cách chứng minh rằng bạn là người phù hợp nhất với công việc. Và bất cứ khi nào có thể, hãy sử dụng mô hình SAR (Tình huống - Hành động - Kết quả) để trả lời các câu hỏi phỏng vấn.

Bài viết liên quan: 7 câu hỏi phỏng vấn hóc búa

Hãy lắng nghe những gì nhà tuyển dụng thực sự đang nói: Dưới 10% cuộc trò chuyện được truyền đạt bằng lời nói, do đó bạn phải lắng nghe bằng tai, mắt và mọi giác quan để hiểu họ đang thực sự muốn nói gì. Chú ý đến giọng điệu, biểu cảm khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể của người phỏng vấn để giúp bạn hiểu những mong đợi của họ. Đặt mình vào vị trí của người phỏng vấn, nếu bạn đang đặt câu hỏi, câu trả lời bạn mong đợi là gì? Lắng nghe một cách tích cực cho phép bạn kết nối với người phỏng vấn và thực sự nghe được những gì họ đang đề cập.

Hỏi thêm thông tin: Khi bạn đang tích cực lắng nghe, bạn sẽ biết khi nào bạn cần thông tin bổ sung hoặc cần diễn đạt lại câu hỏi để có thể trả lời một cách hiệu quả. Trong tình huống này, bạn cũng có thể diễn giải những gì bạn đã nghe để hiểu rõ hơn. Điều này cũng sẽ chứng minh cho người phỏng vấn rằng bạn đang chú ý tham gia vào cuộc trò chuyện.

Lắng nghe để thu hút sự chú ý của người phỏng vấn: Người phỏng vấn sẽ ghi nhớ những ứng viên làm cho họ ấn tượng. Đặt các câu hỏi phỏng vấn từ danh sách đã chuẩn bị. Ngoài ra, khi bạn mô tả một tình huống để trả lời câu hỏi, hãy thu hút người phỏng vấn bằng cách hỏi xem họ đã gặp phải tình huống tương tự hay chưa. Có rất nhiều cơ hội trong buổi phỏng vấn để thu hút người phỏng vấn, và tích cực lắng nghe sẽ cho giúp bạn phát hiện và tận dụng những cơ hội này.

Bài viết liên quan: 15 câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng

Một buổi phỏng vấn có thể trở thành một cuộc trò chuyện đúng nghĩa khi ứng viên tích cực lắng nghe. Và cách duy nhất để tạo ấn tượng tốt là tương tác cùng người phỏng vấn, điều này chỉ có thể thực hiện được nếu ứng viên chú ý lắng nghe. Nếu bạn đã sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn, việc tích cực lắng nghe sẽ đưa bạn đến gần hơn với một buổi phỏng vấn thành công.