3 ngày trước -

Biên đạo sự nghiệp: Vũ điệu tinh tế sau phỏng vấn

Biên đạo sự nghiệp: Vũ điệu tinh tế sau phỏng vấn

Bạn vừa hoàn thành buổi phỏng vấn và tự tin rằng mình đã làm rất tốt. Cái bắt tay chắc chắn, câu trả lời sắc bén và bạn khá chắc người phỏng vấn gật đầu hài lòng với câu trả lời về “điểm yếu lớn nhất” của mình. Nhưng tiếp sau đó thì sao? Một sai lầm trong ứng xử cũng như bước nhảy lạc nhịp có thể loại bạn khỏi công việc tiềm năng.

Hãy cùng khám phá những điều nên và không nên thông qua những điệu nhảy dưới đây nhé!

Cú xoay người kết thúc hoàn hảo: Gửi email cảm ơn

Sau buổi phỏng vấn xin việc, ứng viên ngồi soạn email để cảm ơn nhà tuyển dụng

Hãy gửi một email cảm ơn ngắn gọn, không có lỗi đánh máy trong vòng 24-48 giờ sau phỏng vấn. Hãy coi đó là một cú xoay người được thực hiện hoàn hảo – ấn tượng nhưng không quá lố. Nên đề cập đến những chi tiết cụ thể trong buổi phỏng vấn cho thấy bạn rất chú tâm và nhấn mạnh lần nữa sự yêu thích của bạn đối với vị trí này. Đây là cơ hội để bạn ghi lại ấn tượng lâu dài, giống như phần trình diễn cuối cùng khi kế thúc một điệu nhảy. Và nếu đã hứa sẽ gửi thêm thông tin hoặc tài liệu trong buổi phỏng vấn, hãy đảm bảo rằng bạn làm ngay lập tức. Giống như thực hiện một loạt các bước hoàn hảo trong điệu nhảy – điều này cho thấy bạn đáng tin cậy và chữ tín.

Điệu dân gian Gavotte: truyền thống nhưng phù hợp

Thật tuyệt vời nếu bạn gửi một lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng sau buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, nếu bạn định tặng chiếc áo len đan tay có logo công ty để cảm ơn thì hành động nãy đã hơi quá mức. Hãy giữ cho sự biết ơn của bạn chuyên nghiệp và phù hợp. Không cần quà tặng, cử chỉ cầu kỳ, chỉ cần một lời cảm ơn chân thành, đơn giản. Giống như cái cúi chào duyên dáng khi kết thúc một điệu nhảy – sang trọng, truyền thống và luôn phù hợp.

Điệu Cha-Cha: Giữ thái độ hăng hái và nhiệt tình

Sự nhiệt tình là tốt, nhưng có một ranh giới mong manh giữa háo hức và cuồng nhiệt. Hãy nhớ rằng, mục tiêu của bạn là được ghi nhớ chứ không phải tai tiếng. Thông thường, chỉ cần một email cảm ơn nhà tuyển dụng ngay sau buổi phỏng vấn là đủ (ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ bên dưới). Giống như khiêu vũ, nên chỉ một động tác chuẩn xác còn hơn vung tay vung chân điên cuồng mà thừa thãi.

Điệu Salsa chuyên nghiệp trên mạng xã hội

Hãy giữ các tương tác trên mạng xã hội của bạn chuyên nghiệp và giới hạn cho một số ít người xem. Nếu cần kết nối, hãy giữ liên lạc với người phỏng vấn hoặc quản lý tuyển dụng, và chỉ sau khi bạn đã gửi email cảm ơn. Giống như cách bạn chỉ chọn một người bạn nhảy duy nhất thay vì bắt cả khán phòng quay cuồng cùng mình.

Điệu Jig sôi động: Bình tĩnh và không vội vàng

Hãy trì hoãn việc ăn mừng chiến thắng cho đến khi bạn thực sự được nhận vào làm. Sự tự tin thì thu hút đó nhưng tư phụ thì không. Thay vì cho rằng bạn đã có được công việc, hãy tiếp tục thể hiện sự quan tâm và nhiệt tình của bạn. Giống như việc duy trì tư thế điềm tĩnh khi kết thúc bài nhảy – sẵn sàng cho động tác tiếp theo, nhưng không vội vàng.

Điệu Polka dồn dập: Đừng làm phiền nhà tuyển dụng

Đừng gọi điện hoặc gửi email liên tục nếu bạn không nhận được phản hồi ngay lập tức. Quá trình tuyển dụng rất mất thời gian, đặc biệt nếu công ty phỏng vấn nhiều ứng viên, và việc liên tục hỏi sẽ không giúp mọi thứ diễn ra nhanh hơn. Giống như bạn cố gắng nhảy polka nhịp nhanh trong khi mọi người đang nhảy valse tiết tấu nhẹ nhàng – bạn sẽ bị lạc nhịp và có thể giẫm vào ngón chân chính mình.

Điệu nhảy 2 bước trên LinkedIn

Kết nối với người phỏng vấn trên LinkedIn là điều tốt, nhưng hãy đợi đến sau buổi phỏng vấn. Điều này giống như chờ thời điểm thích hợp để đổi bạn nhảy. Khi bạn kết nối, hãy kèm theo một tin nhắn được viết riêng có nhắc đến buổi phỏng vấn đã diễn ra. Điều này giúp duy trì kết nối một cách chuyên nghiệp mà không vượt quá ranh giới.

Sự kiên nhẫn từ Tap Dance (nhảy thiết hài)

Sau tin nhắn theo dõi đầu tiên, hãy kiên nhẫn. Hãy sử dụng thời gian chờ đợi này để tiếp tục tìm kiếm việc làm và cải thiện kỹ năng. Nếu thời gian chờ đợi dự kiến đã kết thúc mà không có tin tức gì, lúc ấy bạn có thể gửi một lời chào lịch sự. Giống như vỗ vai bạn nhảy để nhắc nhở họ rằng bạn vẫn ở đây, sẵn sàng cho điệu nhảy tango. Hãy nói ngắn gọn và lịch sự, hỏi xem bạn có thể cung cấp thêm thông tin nào hoặc họ có cần thêm thứ gì khác từ bạn không. Điều này thể hiện sự chủ động từ bạn mà không thúc ép.

Điệu Vogue hiện đại: gia tăng giá trị cho bản thân

Hãy gửi một bài viết hoặc tài liệu có liên quan đến điều bạn đã thảo luận trong buổi phỏng vấn để cho thấy bạn vẫn rất quan tâm và suy nghĩ về vị trí này. Giống như thêm một động tác bất ngờ, ấn tượng vào bài nhảy quen thuộc của bạn. Hãy đảm bảo rằng những thông tin gửi thêm này thực sự có liên quan và giá trị, chứ không chỉ là lý do để bạn tiếp cận nhà tuyển dụng (mặc dù đó đúng là một cái cớ tốt). Điều này chứng tỏ sự nhiệt tình và liên tục chủ động của bạn.

Cúi chào một cách lịch sự

Ứng viên và nhà tuyển dụng cúi chào nhau sau khi kết thúc buổi phỏng vấn

Đúng là bị từ chối thì rất buồn, nhưng nếu không nhận được công việc, hãy trả lời một cách lịch sự. Hãy cảm ơn nhà tuyển dụng vì cơ hội này và bày tỏ sự quan tâm tới các vị trí tuyển dụng trong tương lai. Giống như kết thúc buổi biểu diễn bằng một màn trình diễn hoa mỹ, ngay cả khi bạn không giành chiến thắng trong cuộc thi. Biết đâu, nhà tuyển dụng có thể nhớ đến và cân nhắc bạn trong những lần tiếp theo.

Hãy nhớ rằng, chìa khóa để ứng xử sau một buổi phỏng vấn cũng giống như bí mật làm nên một buổi khiêu vũ hay: Thời gian là tất cả, hãy giữ bình tĩnh, đừng làm phiền bất kỳ ai. Mục tiêu của bạn là trở nên nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng vì những lý do chính đáng, chứ không phải được nhớ đến là ứng viên liên tục gửi email làm phiền.