Khảo sát lương và phúc lợi là gì?
Khảo sát lương và phúc lợi là quá trình thu thập, phân tích và so sánh dữ liệu về mức lương và các chế độ phúc lợi cho các vị trí công việc cụ thể trong một ngành nghề, khu vực địa lý hoặc nhóm doanh nghiệp nhất định. Trong đó:
Lương bao gồm lương cơ bản, thưởng KPI, phụ cấp trách nhiệm, làm thêm giờ, v.v..
Phúc lợi gồm bảo hiểm, nghỉ phép, trợ cấp ăn trưa, y tế, du lịch, lương tháng 13, đào tạo, v.v..
Tại sao doanh nghiệp cần khảo sát lương và phúc lợi?
Trong bối cảnh thị trường lao động Việt Nam ngày càng cạnh tranh, khảo sát lương và phúc lợi là một công cụ chiến lược giúp doanh nghiệp xây dựng chính sách nhân sự vững chắc, từ đó đưa ra quyết định một cách chính xác, dựa trên dữ liệu mà không phụ thuộc vào cảm tính.
Giữ chân và thu hút nhân tài
Một hệ thống lương – thưởng – phúc lợi cạnh tranh không chỉ là “tấm vé” để thu hút ứng viên mà còn là nền tảng để giữ chân đội ngũ hiện tại.
Theo báo cáo Tìm Kiếm Ý Nghĩa Trong Công Việc của Manpower Việt Nam và Jobs_that_makesense, tới 40% người tham gia khảo sát xác định mức lương và sự ổn định trong công việc là sự ưu tiên hàng đầu của họ. Nhân viên giỏi luôn là mục tiêu săn đón của các công ty đối thủ. Nếu nhà quản lý không chủ động cập nhật chính sách đãi ngộ cạnh tranh trên thị trường, nhân viên sẽ là người chủ động rời đi.
Chi phí thay thế một nhân viên cấp trung có thể lên tới 50–60% mức lương hàng năm, bao gồm tuyển dụng, đào tạo lại, giảm năng suất,...
Giảm thiểu bất bình đẳng thu nhập
Dữ liệu khảo sát lương giúp phát hiện các vấn đề nhạy cảm nhưng quan trọng và thường bị bỏ qua, chẳng hạn như:
Lương giữa nam – nữ ở cùng vị trí có chênh lệch không?
Nhân viên mới vào có đang được trả cao hơn nhân viên cũ cùng cấp bậc?
Nhân viên tại văn phòng tại địa phương có đang bị “thiệt thòi” so với trụ sở chính?
Lợi ích khi phát hiện sớm bất công lương:
Tăng sự tin tưởng của nhân viên vào hệ thống quản trị.
Giảm xung đột nội bộ, đặc biệt trong các doanh nghiệp có văn hóa chú trọng đến công bằng và đa dạng.
Đáp ứng các tiêu chí của ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị), đặc biệt quan trọng với doanh nghiệp FDI hoặc các doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường châu Âu, châu Mỹ và các thị trường phát triển khác.
Hỗ trợ lập kế hoạch ngân sách nhân sự chính xác, chủ động
Quản lý chi phí nhân sự không chỉ là “kiểm soát tiền lương” mà còn là bài toán “cân não” về việc: trả bao nhiêu, cho ai, vào thời điểm nào, và ngân sách cần tăng trưởng ra sao để phục vụ mục tiêu mở rộng.
Khảo sát lương giúp doanh nghiệp:
Ước lượng chi phí nhân sự hợp lý theo từng vị trí, phòng ban, khu vực.
Tự tin đề xuất ngân sách nhân sự cho Ban Giám đốc, có cơ sở và số liệu rõ ràng thay vì “ước lượng chủ quan”.
Cách tận dụng khảo sát lương và phúc lợi hiệu quả
Nhiều doanh nghiệp tiếp cận các báo cáo khảo sát lương nhưng còn chưa tận dụng hết tiềm năng của dữ liệu. Dưới đây là một vài gợi ý để giúp bạn biến dữ liệu thành hành động cụ thể:
Bước 1: Xác định mục tiêu rõ ràng trước khi sử dụng khảo sát
Trước khi mở báo cáo, hãy tự trả lời các câu hỏi sau:
Doanh nghiệp muốn cải thiện gì? (Tăng năng lực giữ chân? Tối ưu tuyển dụng? Kiểm soát ngân sách?)
Mức độ cần phân tích đến đâu? (Toàn công ty? Một phòng ban cụ thể?)
Thời điểm nào cần hoàn tất áp dụng kết quả khảo sát? (Trước review lương? Trước kỳ tuyển dụng lớn?)
Ví dụ: Nếu mục tiêu là giữ chân nhân viên cấp trung trong khối công nghệ, bạn nên tập trung vào dữ liệu mức lương thị trường tại TP.HCM cho các vị trí Mid-level Developer, DevOps, Project Manager, v.v..
Bước 2: Chuẩn hóa dữ liệu nội bộ để dễ so sánh
Lưu ý quan trọng: Bạn cần đảm bảo dữ liệu nội bộ của mình (chức vụ, cấp bậc, mức lương) khớp với tiêu chuẩn khảo sát, nếu không sẽ rất khó đối chiếu.
Việc cần làm:
Rà soát lại tên gọi vị trí, mô tả công việc, và cấp bậc của từng nhân sự.
Chuyển đổi thành định dạng chung Ví dụ: Nhân viên cấp thấp (Junior) / Trung cấp (Mid) / Cao cấp (Senior), hoặc Nhân viên (Staff) / Giám sát (Supervisor) / Quản lý (Manager).).
Xác định cấu trúc lương thực tế đang trả gồm: lương cơ bản + phụ cấp + thưởng thường xuyên.
Bước 3: Phân nhóm nhân sự và đề xuất điều chỉnh
Doanh nghiệp của bạn hiện đang chi trả lương ở mức nào so với mặt bằng thị trường – cao hơn, ngang bằng hay thấp hơn? Để trả lời tốt hơn cho câu hỏi trên, doanh nghiệp có thể phân loại thành 3 nhóm nhân sự chính như sau:
Nhóm đang bị trả thấp hơn thị trường → Có nguy cơ nghỉ việc cao → Ưu tiên tăng lương nếu nhân sự vẫn có hiệu suất tốt
Nhóm trả đúng thị trường → Duy trì, tăng năng suất và kết hợp thêm các phúc lợi khác.
Nhóm đang được trả cao hơn thị trường → Kiểm tra lại hiệu suất, nếu không tương xứng thì nên xem xét giữ nguyên/giới hạn tăng.
Từ đó, chủ doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch chi phí lương công bằng và hợp lý:
Đề xuất khung lương mới cho từng nhóm.
Thiết kế lộ trình tăng lương 6–12 tháng phù hợp ngân sách.
Ưu tiên tăng cho nhóm nhân sự chủ lực, gắn với cam kết làm việc Đơn giản hóa quản lý lương với Manpower Vietnam
Với hơn 77 năm kinh nghiệm toàn cầu và gần 20 năm hoạt động tại Việt Nam, Manpower Vietnam cung cấp dịch vụ tư vấn và tính lương trọn gói và linh hoạt, hỗ trợ doanh nghiệp xử lý toàn bộ quy trình C&B – từ tính lương, chuyển lương, thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm xã hội đến quyết toán thuế cuối năm.
Dịch vụ được thiết kế phù hợp cho mọi quy mô doanh nghiệp, giúp giảm tải công việc hành chính, đảm bảo tuân thủ pháp lý và nâng cao trải nghiệm nhân viên. Nhờ đó, bộ phận nhân sự có thể tập trung vào các hoạt động chiến lược như giữ chân và phát triển nhân tài.
Điền ngay vào form bên dưới và chúng tôi sẽ liên hệ bạn trong vòng 24h